World Bank nói gì về nghành nông nghiệp Việt Nam

  • Home
  • General
  • World Bank nói gì về nghành nông nghiệp Việt Nam

 

 

Việt Nam vẫn được xem là một đất nước nông nghiệp với 20% tương đương với 20 triệu người đang sống bằng nghề nông, đa phần là bán thời gian. Xét về cơ cấu ngành thì nông nghiệp ở Việt Nam là ngành chiếm dụng lao động lớn nhất và chiếm 12% cấu phần GDP. Nếu so sánh, thì chỉ có 1% người dân nước Mỹ làm việc trong ngành nông nghiệp, tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn là nước xuất khẩu nông sản thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và liên minh châu âu Eu nhờ áp dụng những phương pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến cũng mật độ cơ giới hóa cao.

 

 

 

Có 3 yếu tố ảnh hưởng chính đến năng suất lao động ở bất kỳ một ngành nghề nào

  Tài nguyên: Bao gồm tất cả các loại tài sản tự nhiên mà một quốc gia sở hữu, như đất đai, khoáng sản, rừng, nước… Tài nguyên là yếu tố đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất.

  Nguồn vốn: Là những tài sản có thể tạo ra thu nhập trong tương lai, bao gồm vốn vật chất (nhà máy, máy móc, thiết bị…) và vốn nhân lực (kiến thức, kỹ năng của con người). Nguồn vốn cung cấp các công cụ và phương tiện để chuyển đổi tài nguyên thành sản phẩm.

  Lao động: Là sức lao động của con người, bao gồm cả lao động trí óc và lao động chân tay. Lao động là yếu tố tích cực, chủ động kết hợp các yếu tố khác để tạo ra sản phẩm và dịch vụ.

 

 

Theo chuyên gia của World bank về vấn đề nông nghiệp tại Việt Nam, chúng ta cần cải thiện toàn diện ở tất cả các mặt để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hàng đầu về nông nghiệp trên thế giới

 

Tài nguyên: Tăng cường cải tạo, chuyển đổi đất, tập trung hóa chuyên môn hóa, dựa vào lợi thế của từng vùng. Lựa chọn và chuyển đổi giống và cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng mang lại giá trị kinh tế cáo hơn, cung cấp và tài trợ các con giống tốt

Nguồn vốn: Tăng cường đầu tư công vào lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và chế biến. Khuyền khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào dịch vụ nông nghiệp, cung cấp khác điều kiện cần và đủ cho nông dân như phân bón giá rẻ, tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp

Lao động: Nâng cao tay nghề, chuyên môn hóa quy trình, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào quá trình canh tác và sản xuất, giúp nâng cao năng suất lao động bình quân, giảm giờ làm bình quân trên 1 hécta

 

Lấy ví dụ cụ thể: Thái Lan là một nước nông nghiệp với quy mô người lao động cũng như đóng góp vào GDP ở mức tương đương. Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách hỗ trợ thiết thực để giúp người nông dân như mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi xuất thấp từ ngân hàng nông nghiệp… Đặc biệt, nhiều ưu đãi về vốn và tăng cường bảo hiểm cho người nông dân được Chính phủ Thái Lan thực hiện; thuế nông nghiệp được bãi bỏ. Để khuyến khích người nông dân hiện đại hóa sản xuất, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra những ưu đãi hấp dẫn cho việc nâng cấp phương thức sản xuất và chất lượng thu hoạch theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, như: Chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO-22000.

Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Trước tiên, có thể kể đến là chính sách đầu tư xây dựng một cơ chế để phát triển công nghiệp và đô thị thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Sự phân phối thu nhập quốc dân được điều chỉnh tăng cho nông nghiệp và nông thôn.

 

  • Đầu tư mạnh: Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào nông nghiệp, từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến hỗ trợ tài chính cho nông dân.
  • Công nghệ hiện đại: Họ áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
  • Hỗ trợ nông dân: Nhà nước Trung Quốc luôn quan tâm đến đời sống của nông dân, giảm thuế, hỗ trợ vốn và tạo điều kiện để nông dân phát triển.
  • Mục tiêu bền vững: Các chính sách của Trung Quốc không chỉ tập trung vào tăng sản lượng mà còn hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

Nhìn lại nền nông nghiệp Việt Nam, có thể thấy chúng ta còn rất nhiều điểm cần cải thiện và rất nhiều việc phải làm để một ngành nông nghiệp bền vững và phát triển lâu dài.

 

Tham khảo thêm tại : https://jaysonlusk.com/blog/2016/6/26/the-evolution-of-american-agriculture

Phát triển nông nghiệp bền vững tại một số quốc gia và hàm ý cho Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *